KVK Group
Thứ Sáu, 21/04/2023

Cách điều trị mất ngủ, những triệu chứng mất ngủ thường gặp

Cách điều trị mất ngủ
Cách điều trị mất ngủ - Những triệu chứng mất ngủ thường gặp

Mất ngủ hiện đang là vấn đề không của riêng ai. Viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) thống kê rằng: Cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ. Đây là con số đáng lo ngại khi tình trạng mất ngủ đang dần trở nên phổ biến và trẻ hoá. Vậy các triệu chứng mất ngủ cụ thể là gì? Cách điều trị mất ngủ như thế nào là an toàn và hiệu quả? Cùng KVK GroupLove Leaf tìm hiểu về thông tin này ở bài viết bên dưới nhé!

Chứng mất ngủ là gì?

Các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc buồn ngủ nhưng không ngủ được,... được gọi là rối loạn giấc ngủ, là một bệnh lý khá phổ biến và ngày càng được trẻ hoá. Thông thường, một người khoẻ mạnh sẽ cần ngủ khoảng 8 tiếng/ngày. Giấc ngủ càng sâu càng đảm bảo chất lượng sức khoẻ. Việc ngủ đủ và sâu giấc không chỉ giúp tinh thần làm việc cho ngày hôm sau thật năng lượng và sảng khoái mà còn đảm bảo được sức khoẻ và cơ chế hoạt động trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường. 

Chứng mất ngủ là gì?
Chứng mất ngủ là gì?

Một khi bị mất ngủ, bạn sẽ gặp các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh dậy quá sớm hoặc bị giật mình và không thể quay lại giấc ngủ. Điều này sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ và mất năng lượng, mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ khá nghiêm trọng.

Theo y khoa, hội chứng mất ngủ sẽ có 2 dạng: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. 

  • Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ tạm thời, các triệu chứng này sẽ chỉ kéo dài khoảng dưới 1 tháng. Đối với bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính sẽ có phương pháp điều trị dễ và nhẹ nhàng hơn. Đối với đối tượng này, đôi khi chỉ cần sử dụng các cách đơn giản như chú ý bổ sung thực phẩm hoặc dùng các loại trà, nước ấm giúp thư giãn trước khi ngủ là đã có thể dễ dàng tim lại giấc ngủ một cách tự nhiên.

  • Mất ngủ mãn tính: là tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng. Đây là triệu chứng đã diễn ra thời gian khá dài. Người mắc phải sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dù buồn ngủ nhưng vẫn rất trằn trọc hoặc thậm chí không thể ngủ được. Đối với trường hợp này cần cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung hoặc thăm khám điều trị kịp thời thì mới có thể cải thiện được giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, việc điều trị mất ngủ mãn tính cần nhiều thời gian hơn, kiên trì và tuân thủ phương pháp điều trị hơn. Bên cạnh đó, việc phục hồi lại giấc ngủ bình thường cũng khó khăn hơn so với người mất ngủ cấp tính.

Các triệu chứng mất ngủ thường gặp phải

Các triệu chứng mất ngủ thường gặp
Các triệu chứng mất ngủ thường gặp

Một khi mắc phải tình trạng mất ngủ, bạn sẽ dễ dàng nhận diện nhất là cơ thể trằn trọc và khó ngủ. Ngoài ra, việc mất sẽ còn mang lại một số triệu chứng khác. Tất cả các triệu chứng này được xem là hội chứng rối loạn giấc ngủ. Bao gồm các triệu chứng:

  • Khó ngủ, trằn trọc mãi không thể vào giấc ngủ: Việc này bao gồm cả lúc bạn đang cảm thấy mệt mỏi mà vẫn khó vào giấc ngủ, hoặc cơ thể lúc nào cũng đang trong trạng thái tập trung. Nhưng triệu chứng này không bao gồm những đối tượng cố ý không ngủ như cố gắng thức để làm một việc gì đó. Lúc này não sẽ hiểu rằng bạn đang tập trung làm việc và ngừng sản sinh horcmon melatonin. Hiện tượng này sẽ không xếp vào triệu chứng mất ngủ.

  • Mệt mỏi, uể oải sau mỗi khi thức dậy: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khi bạn ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý.

  • Lo âu, hồi hộp, suy nghĩ nhiều: Triệu chứng này thường xảy ra ở các đối tượng thường xuyên làm việc căng thẳng hoặc đang có vướng mắc về vấn đề trong cuộc sống khiến tâm trạng lúc nào cũng rơi vào trạng thái lo âu không thể ngủ được.

  • Khó tập trung, mau quên: Việc mất ngủ hoặc khó ngủ khiến cơ thể không đủ thời gian nghỉ ngơi gây ảnh hưởng hệ thần kinh và tác động trực tiếp đến tinh thần và năng suất học tập và làm việc. Điều này khiến não của bạn khó tập trung vào vấn đề và suy giảm trí nhớ. Nếu kéo dài, triệu chứng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn.

  • Cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường: Việc giấc ngủ bị rối loạn không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng và tinh thần mà còn có tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của người mắc phải. Thiếu ngủ, mất ngủ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tâm lý, khiến cơ thể bốc hoả, dễ cáu gắt và tâm trạng thay đổi thất thường.

Ngoài ra, khi bị mất ngủ ở thời gian dài sẽ khiến da bị thâm sạm, thiếu sức sống, ảnh hưởng đến thị lực và chức năng chuyển hoá của cơ thể vào ban đêm và ở một số bệnh nhân khác còn mắc phải tình trạng suy giảm sinh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hôn nhân gia đình.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra triệu chứng mất ngủ?

Nguyên nhân mắc chứng mất ngủ cần lưu ý

Mất ngủ được xem là triệu chứng khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Một khi đang bị mất ngủ, bạn sẽ cố gắng tìm cách khắc phục triệu chứng một cách nóng vội hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc ngủ, thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ nhưng điều này có thực sự hiệu quả? Thực tế, để điều trị một vấn đề gì đó, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân khiến bản thân mắc phải, từ đó việc gỡ nút thắt sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Theo thống kê của một số khảo sát của Viện Y Khoa, mất ngủ thường được xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu nhất là các nguyên nhân như:

  • Mắc vấn đề về tâm lý: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ cấp tính tạm thời bao gồm áp lực công việc, áp lực cá nhân, sang chấn tâm lý vì gặp phải chuyện bất trắc,... hoặc có cú sốc tâm lý.

  • Thói quen: Bao gồm các thói quen khiến đồng hồ sinh hoạt bị rối loạn lịch hay thay đổi thói quen sinh hoạt không thích hợp. Ngủ ngày quá nhiều, lịch ngủ thay đổi bất thường, tiếp xúc thiết bị điện tử trước khi ngủ,... 

  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Việc ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái đang hấp thu năng lượng. Vào buổi tối, thức ăn sẽ khó dung nạp hơn gây nên tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày hoặc khó ngủ do ăn quá nhiều,... 

  • Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi môi trường sống ngắn hạn như đi du lịch, hoặc dài hạn như thay đổi chỗ ở giữa các địa phương, quốc gia không cùng múi giờ,... cũng là một trong các nguyên nhân khá phổ biến gây ra hiện tượng mất ngủ.

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, hoặc đang dùng thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, hormone melatonin tiết ra càng ít khiến cơ thể không đủ lượng melatonin để giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Vì vậy, đó là lý do vì sao người lớn tuổi thường xuyên mất ngủ và ngủ ít hơn so với người trẻ tuổi.

  • Chất kích thích: Tình trạng này xảy ra với đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, cafein trong cà phê, trà hoặc rượu, bia,... đều dẫn đến triệu chứng mất ngủ, khó ngủ.

  • Ít vận động: Có thể thấy, người ít vận động sẽ khó ngủ hơn đối với người thường xuyên vận động hoặc rèn luyện thân thể. Việc ít vận động sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái bão hoà, không mệt mỏi nên sẽ khó mang đến cảm giác muốn ngủ hoặc buồn ngủ. 

Và ngoài ra, vẫn còn có một số tác nhân khách quan ảnh hưởng đến giấc ngủ như không gian ngủ, tiếng ồn, nhiệt độ phòng, các bố trí không gian,... Đối với trường hợp này, việc mất ngủ của bạn sẽ dễ dàng được khắc phục. Tuy nhiên, nó vẫn được cân nhắc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ của cơ thể.

Tác hại của chứng mất ngủ

Mất ngủ dù khá phổ biến nhưng nếu không kịp thời điều trị và khắc phục đều sẽ gây ảnh hưởng khá nghiệm trọng đến cơ thể. Dù là mất ngủ cấp tính hay mãn tính thì việc mất ngủ đều gây ra nhiều nguy cơ và tác hại không nhỏ đối với sức khoẻ, tinh thần và chất lượng của sống của người bệnh:

  • Luôn bị mệt mỏi và lờ đờ, không tỉnh táo, gây thiếu hụt năng lượng khiến cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái khó tập trung và trí nhớ kém đi rõ rệt.

  • Hệ miễn dịch kém, cơ thể không được chuyển hoá chất, gây tích tụ độc tố khó đào thải và chuyển hoá dễ dàng hình thành các khối u và là nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ.

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ

Mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ

  • Tăng nguy cơ gây ra các căn bệnh hoặc làm cho tình trạng của các bệnh như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường và các chứng bệnh khác đang thực hiện điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ sẽ không hiệu quả hoặc làm tình trạng trở nên xấu hơn.

  • Gây ra một số tổn thương đến hệ thần kinh, dễ gây ra các bệnh liên quan khiến người bệnh mắc nhiều hội chứng về tâm lý, hành động mất bình tĩnh, khó kiểm soát, luôn cảm thấy cô đơn và rất dễ mắc bệnh trầm cảm.

  • Thường xuyên mất ngủ sẽ rất dễ gây ra các hiện tượng bị ảo giác do thị lực kém đi. Ngoài ra còn gây nên cảm giác chóng mặt, dễ ngất xỉu.

Vậy làm sao để cải thiện được tình trạng mất ngủ để giảm thiểu tác hại mất ngủ gây ra?

Cách điều trị mất ngủ

Thực tế có rất nhiều cách để điều trị tình trạng mất ngủ tuỷ theo mức độ và vấn đề của bạn đang gặp phải. Đối với các tác nhân ảnh hưởng gián tiếp từ bên ngoài như không gian ngủ hoặc tiếng ồn, nhiệt độ phòng,... bạn có thể dễ dàng chủ động thay đổi và điều chỉnh để khắc phục tình trạng của chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn là một người mất ngủ do các nguyên nhân mà được KVK GroupLove Leaf đã nêu ở phần nguyên nhân thì bạn cần khắc phục dựa trên nguyên nhân mà bạn mắc phải. Có như thế, phương pháp của bạn thực hiện mới có tác dụng.

Điều trị mất ngủ không dùng thuốc

Trước khi nghĩ đến sử dụng thuốc ngủ hay các thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ khác như viên uống, kẹo ngủ,... bạn hãy cân nhắc xem lại chế độ sinh hoạt của bản thân bao gồm chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, chế độ làm việc và chế độ tập luyện để xem rằng liệu bản thân có thực sự đã có chế độ sinh hoạt khoa học hay chưa. Nếu chưa, bạn hãy tập trung thay đổi và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để khắc phục tình trạng mất ngủ. Đây được xem là một nguyên nhân dễ khắc phục và phương pháp điều trị dễ mang lại hiệu nhất.

Phương pháp điều trị mất ngủ
Phương pháp điều trị mất ngủ

Khi xác định được nguyên nhân do chế độ sinh hoạt, bạn có thể thay đổi thói quen và sử dụng một số phương pháp đơn giản để khắc phục giấc ngủ tốt và dễ dàng nhất:

  • Thư giãn tinh thần: Nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh, massage, ngâm chân,... trước khi ngủ. Đây là phương pháp thư giãn và giúp bộ não được giải toả căng thẳng hữu hiệu. Hãy chọn một trong những phương án mà bạn thích nhất để chọn làm phương pháp khắc phục tình trạng mất ngủ, như thế sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho việc điều trị.

  • Vận động cơ thể: Tập yoga, tập thể chất, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày. Nên lưu ý chỉ tập những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, nên tránh những bộ môn dùng quá nhiều sức như gym, võ, boxing vì việc vận động quá sức như thế sẽ không giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà còn là nguyên nhân gây mất ngủ.

  • Sử dụng trà thảo mộc: trà thảo mộc hỗ trợ giấc ngủ khá tốt. Đặc biệt là các loại trà hoa như trà hoa cúc, trà hoa nữ lang, trà tâm sen,... Vì các hoa này được xem như là một vị thuốc có tác dụng an thần và trị mất ngủ hiệu quả. Cân nhắc sử dụng trà trước 1 giờ đồng hồ trước khi ngủ như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,... 

  • Nâng cao không gian ngủ: không gian thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp sẽ là một không gian lý tưởng để bạn cảm thấy thoải mái và yên tâm yên giấc.

  • Sử dụng tinh dầu: các loại tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu bưởi, tinh dầu hoa cúc,... những loại tinh dầu này không chỉ giúp giảm cân, thư giãn, giải toả căng thẳng mà còn giúp ngủ ngon khá hiệu quả.

Vậy nếu như đã kiểm tra lại bản thân, sử dụng các phương pháp đơn giản nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng mất ngủ thì lúc này bạn nên xem xét sử dụng đến thuốc ngủ, thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ hoặc đến thăm khám bác sĩ.

Điều trị mất ngủ bằng thực phẩm chức năng

Thuốc ngủ là một trong những phương pháp điều trị chứng mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng được sử dụng thuốc ngủ vì thuốc ngủ mang lại rất nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm và cần được sự theo dõi của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền. Vì vậy bạn không thể sử dụng thuốc ngủ một cách bừa bãi và rất khó để mua được thuốc ngủ nếu không có chỉ định hoặc kê toa của bác sĩ. Vậy liệu rằng còn phương pháp nào điều trị mất ngủ hiệu quả hơn mà không cần dùng đến thuốc ngủ không? Câu trả lời tất nhiên là sẽ có! 

Thực phẩm chức năng điều trị mất ngủ

Thực phẩm chức năng điều trị mất ngủ

Thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả tương tự thuốc ngủ nhưng vẫn an toàn và hiệu quả. Các loại thực phẩm chức năng này có 2 dạng, thực phẩm chức năng dạng viên uống hoặc kẹo hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng dạng viên uống sẽ bị nhiều người lầm tưởng rằng đang sử dụng thuốc ngủ và lo lắng về tác dụng phụ của nó mà không dám sử dụng. Vì thế, kẹo ngủ được nghiên cứu và ra đời nhằm trấn an tinh thần của những người mắc bệnh mất ngủ mà lại rất tiện lợi, an toàn và dễ sử dụng.

Kẹo ngủ hiện tại có rất nhiều loại. Nhưng được chia ra 2 loại chính đó là kẹo ngủ có chứa melatoninkẹo ngủ không chứa melatonin.

  • Kẹo ngủ có chứa melatonin: là loại kẹo ngủ dùng hoạt chất melatonin làm thành phần chính của kẹo. Loại kẹo này là loại kẹo phổ biến nhất hiện có trên thị trường. Melatonin được bổ sung vào cơ thể nhằm nhanh chóng mang lại cảm giác buồn ngủ và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, đối với kẹo có sử dụng hoạt chất này cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có bệnh hoặc tiền sử bệnh về tim mạch, huyết áp, đường huyết không ổn định hoặc đang điều trị theo toa kê đơn của bác sĩ vì có thể kẹo có khả năng mang lại một số tác hại khôn lường.

  • Kẹo ngủ không chứa melatonin: Đây là loại kẹo ngủ ít tác hại nhất vì không sử dụng melatonin làm thành phần chính trong kẹo ngủ, thay vào đó, kẹo sẽ có chứa các hoạt chất hỗ trợ giấc ngủ từ các loại thảo mộc thiên nhiên như: tâm sen, hoa cúc, hoa nữ lang,.. các loại thảo mộc này được xem như là một trong các vị thuốc được kê trong các bài thuốc nam chữa trị mất ngủ, hoặc dùng chúng như một loại trà an thần, giải toả căng thẳng. Loại kẹo này sẽ ít gây ảnh hưởng tác dụng phụ, và dùng được cho một số đối tượng đặc biệt như trẻ trên 12 tuổi, người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch và cả mẹ bầu bị mất ngủ (Tuy nhiên cũng cần tìm hiểu kỹ thành phần và hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn trước khi ra quyết định sử dụng).

Kết Luận

Có rất nhiều cách để điều trị mất ngủ. Tuy nhiên để có thể điều trị một cách triệt để bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ của bản thân. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu chỉ đơn thuần là mất ngủ cấp tính, ngắn hạn, bạn có thể chọn cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen sinh hoạt. Hoặc nếu bạn thường xuyên mắc phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, thì lúc này cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ như kẹo ngủ sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu đã sử dụng các cách trên vẫn không thể cải thiện tình trạng mất ngủ, lúc này điều cần thiết nhất là nên đi thăm khámkiểm tra lại tình trạng sức khoẻ của bản thân để tìm ra nguyên nhân và phương pháp phù hợp và điều trị nhanh chóng hơn bạn nhé!

Trên đây là tất cả những thông tin mà KVK GroupLove Leaf cung cấp cho bạn về "Cách điều trị mất ngủ - Những triệu chứng mất ngủ thường gặp". Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn tìm ra nguyên nhânphương pháp điều trị phù hợp cho vấn đề mà bạn đang gặp phải nhé.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: H28 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 187 799
Email: congtykvk@gmail.com

0 Bình luận

Tin liên quan

Thứ Năm, 04/07/2024

Set xịt thơm miệng Love Leaf - Sự lựa chọn hoàn hảo cho hơi thở thơm mát

Xịt thơm miệng Love Leaf - Sự lựa chọn hoàn hảo cho hơi thở thơm mát Xịt thơm miệng là gì? Xịt thơm miệng là một sản phẩm được sử dụng để làm sạch và làm thơm hơi thở ngay lập tức....

Thứ Tư, 12/06/2024

Một số bí mật chưa bật mí từ Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf. Bạn đã biết?

Xuất hiện trên thị trường đã lâu, Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf tiềm tàng một số điều “bí mật” mà chắc hẳn chưa tìm hiểu sâu bạn sẽ chưa biết về nó. Bên cạnh đó, cùng với một số...

Thứ Bảy, 08/06/2024

9 cách khắc phục overthinking hiệu quả mà ai cũng làm được!

Nếu đang lo lắng hay vướng bận bất kỳ điều gì khiến tâm trí luôn mệt mỏi và suy nghĩ về nó? Những dòng suy nghĩ liên tục chạy qua đầu khiến bạn không thể yên giấc. Cùng với đó...

Thứ Bảy, 08/06/2024

Ngủ sớm có tác dụng gì? Ngủ mấy giờ là sớm?

Thức khuya là một vấn đề nan giải mà hiện nay ai cũng gặp phải. Đáng e ngại hơn là lượng người này này một trẻ hóa và tăng cao. Có người không ngủ sớm được vì mất ngủ, có...

Chủ Nhật, 12/05/2024

Lật Mặt 7 - Love Leaf Theo Dòng Sự Kiện

Lật Mặt 7 - Love Leaf Theo Dòng Sự Kiện Lật Mặt 7 quy tụ dàn diễn viên đình đám Lật Mặt 7 đánh dấu sự trở lại của diễn viên Trương Minh Cường Sau một khoảng thời gian Lật Mặt 7 ra...

Nhận tin nhắn ưu đãi

Giỏ hàng

icon icon icon icon