KVK Group
Thứ Sáu, 12/05/2023

Mẹ bầu mất ngủ có nguy hiểm không? Cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả nhất

Mẹ bầu mất ngủ có nguy hiểm không?
Mẹ bầu mất ngủ có nguy hiểm không?

Mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi cực kỳ nghiêm trọng của nhiều mẹ bầu đang mắc phải. Mang thai không chỉ thay đổi các nội tiết, tâm sinh lý mà còn gây ra các hiện tượng mất ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được khá trầm trọng. Đặc biệt là thời gian đầu và giữa thai kỳ. Vậy nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì? Và mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nguy hiểm không? Có cách nào để khắc phục tình trạng này không? Cùng Love Leaf tìm hiểu thông tin và cách khắc phục ở bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng và nguyên nhân của mẹ bầu mất ngủ khi mang thai?

Triệu chứng của mẹ bầu mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai cũng là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở đối tượng đặc biệt này. Theo một cuộc khảo sát năm 1998 của Tổ chức Giấc Ngủ Quốc Gia, có khoảng 78% phụ nữ bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ. Đặc biệt, trong ba tháng đầu của thai kỳ, các triệu chứng mất ngủ ngày càng rõ rệt và riêng hội chứng này thì có đến 15% mẹ bầu mắc phải.

Hội chứng chân không yên khi mang thai (RLC)

Hội chứng chân không yên khi mang thai (RLC)
Hội chứng chân không yên khi mang thai (RLC)

Đây là hội chứng có các triệu chứng liên quan đến rối loạn vận động khiến cho mẹ bầu có xu hướng muốn di chuyển và vận động tay chân nhiều hơn. Lúc nào cũng cảm thấy khó chịu khi ngồi yên một chỗ, không thoải mái. Những người từng mắc hội chứng này đều có chung biểu hiện là cảm thấy chân tay lúc nào cũng râm ran khó chịu như kiến bò, kim châm, tê bì chân tay, đôi khi có những biểu hiện khá đau đớn. Một vài trường hợp khác lại có cả hiện tượng giật cơ đột ngột. Triệu chứng này không trực tiếp gây ảnh hưởng đến mất ngủ nhưng lại gián tiếp và có tác động khá mạnh mẽ đến giấc ngủ. Nếu hội chứng này phát lúc nửa đêm hoặc khi chuẩn bị đi ngủ, đang ngủ,... sẽ làm cơ thể khó chịu và đánh thức bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, hội chứng này thông thường sẽ hết sau sinh khoảng 1 tháng, rất ít trường hợp vẫn mắc phải sau khi sinh xong (khoảng 7%).

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai cũng khá phổ biến như:

  • Khó ngủ, ngủ chập chờn.

  • Thức dậy nhiều lần trong một đêm.

  • Thức giấc quá sớm.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và hết năng lượng.

Những hiện tượng mất ngủ này hầu như xảy ra ở mẹ bầu khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Tuy nhiên, vẫn có mẹ bầu mất ngủ trong suốt cả thai kỳ và duy trì đến sau sinh.

Nguyên nhân của mẹ bầu mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

Mang thai là thời kỳ người phụ nữ bước vào giai đoạn thay đổi tâm sinh lý cực kỳ cao. Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, cân nặng, vóc dáng,... Mẹ bầu cũng thường xuyên mắc phải tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn thậm chí là mất ngủ không thể ngủ được. Khi mang thai, thai nhi ngày càng phát triển khiến mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ phù hợp. Đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai đã phát triển rất to và rất khó cử động. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều yếu tố tác động do cơ thể và bên ngoài như:

Tiểu đêm nhiều lần

Khi mang thai, tử cung sẽ phát triển rất nhanh. Từ đó chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và thường xuyên cảm thấy mắc tiểu. Hiện tượng này sẽ diễn ra càng thường xuyên hơn khi về đêm, khiến mẹ bầu phải thức dậy và tiểu đêm nhiều lần. Việc tiểu đêm thường xuyên sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và rất khó ngủ sâu, ngủ ngon.

Nhiều trường hợp ghi nhận có mẹ bầu tiểu hơn 10 lần trong một đêm. Việc này kéo dài sẽ gây ra cảm giác khó chịu và sụt giảm sức khoẻ của bà bầu khá nghiêm trọng.

Đau lưng, hông, chân và chuột rút

Hiện tượng đau lưng, hông và vai khi mang thai

Hiện tượng đau lưng, hông và vai khi mang thai

Khi mang thai, tình trạng mẹ bầu bị chuột rút, đau lưng là khá phổ biến. Các triệu chứng thường gặp là tình trạng chuột rút xảy ra đột ngột ở đùi, bắp chân. Những cơn đau này thường xuyên xảy ra về đêm khiến chất lượng giấc ngủ rất bị hạn chế, nhất là trong 3 tháng cuối. Ngoài ra, sức nặng của thai nhi khi ngày càng phát triển sẽ đè nặng lên phần lưng, xương hông và chân, khiến mẹ bầu thường bị đau lưng và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, đi, đứng, nằm, ngồi hoặc trở mình khi ngủ cũng rất khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất ngủ của chị em khi mang thai trở nên phổ biến.

Sự thay đổi horcmon

Trong giai đoạn đầu khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi xảy ra trong cơ thể của thai phụ. Sự tăng trưởng đột ngột của lượng horcmone progesterone có khả năng gây buồn ngủ vào ban ngày khiến gián đoạn giấc ngủ về ban đêm bị hạn chế

Ngoài ra, bởi sự thay đổi nội tiết tố, cũng dễ làm mẹ bầu cáu gắt, nóng nảy, khó chịu, và thay đổi chu kỳ sinh hoạt nghỉ ngơi của cơ thể.

Ợ hơi và táo bón gây mất ngủ khi mang thai

Trong thai kỳ, hệ tiêu hoá của thai phụ hoạt động kém và nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Nhạy cảm về mùi, vị, thức ăn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hoá và hấp thụ, gây ra chứng ợ hơi và táo bón. Ngoài ra, thai nhi phát triển rất nhanh sẽ gây chèn ép dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Tất cả những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hoá mà khi mang thai thường gặp đều là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

Lo lắng và căng thẳng

Lo lắng, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực khi mang thai

Lo lắng, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực khi mang thai

Phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố rất dễ gây ra các hiện tượng vấn đề về tâm lý. Lo lắng về thai nhi, lo lắng về quá trình sinh nở, lo lắng về các mối quan hệ cũng như các công việc và áp lực của cuộc sống dần khiến thai phụ trở nên cực đoan hơn trong suy nghĩ. Dần dần, triệu chứng này sẽ đem đến rất nhiều hệ luỵ khác như khiến thai phụ trở nên tự ti, buồn tủi và có xu hướng muốn xa lánh mọi người nếu không được chăm sóc và quan tâm đúng cách

Mẹ bầu mất ngủ có nguy hiểm không?

Đối với người bình thường, mất ngủ không chỉ xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng mà còn mang đến nhiều sự thay đổi tiêu cực trong cách sinh hoạt ngủ nghỉ và các vấn đề khác trong cuộc sống. Vì vậy, khi mang thai, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn. Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tiêu cực đến cả quá trình sinh nở. Một nghiên cứu tại trường Đại học California - Mỹ cho biết, phụ nữ mang thai mất ngủ thường xuyên có nguy cơ phải sinh mổ cao gấp 4-5 lần có khả năng chuyển dạ lâu hơn, sinh khó hơn so với thai phụ bình thường.

Ngoài ra, mất ngủ cũng gây nên triệu chứng trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh cho sản phụ. Sau sinh các mẹ bỉm sữa lại một lần nữa bị thay đổi tâm sinh lý. Ở giai đoạn này, các mẹ rất cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách để cơ thể và tâm lý của các mẹ có thể nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Đặc biệt, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài cả lúc sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé, thậm chí cả hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con mình.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách để các mẹ bầu có thể tham khảo để tìm hiểu và sử dụng làm cách chữa mất ngủ cho mình. Nhưng để hiệu quả nhất, mẹ bầu mất ngủ nên sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:

Kiểm tra và thay đổi chế độ ăn uống

Nên cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm giúp ngủ ngon vào bữa ăn hoặc sử dụng các loại tinh dầu, trà, thức uống có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ trước khi ngủ, thư giãn tinh thần và đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa Vitamin B. Theo một số nguyên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 1.4 mg/ngày để đủ dinh dưỡng phát triển cho mẹ và thai nhi. Nguồn nguyên liệu bổ sung Vitamin B1 có ở các thực phẩm khô, hạt và một số loại rau: Đậu khô, bột yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, nho khô, mầm lúa mì, các loại hạt, bắp,...

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống

Trước khi đi ngủ nên hạn chế ăn quá no. Nên ăn tối cách thời gian đi ngủ khoảng 2-3 giờ đồng hồ để thức ăn kịp tiêu hoá. Tốt nhất, nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày và các mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh trào ngược dạ dày, hạn chế hiện tượng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua khi nằm ngủ.

Hạn chế ăn ngọt để giảm thiểu nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ. Không uống cà phê, trà, socola vào buổi tối và hạn chế uống quá nhiều nước trước khi ngủ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Khi mang thai, tư thế ngủ cũng khá quan trọng. Love Leaf mách bạn một tư thế ngủ thoải mái: Nằm nghiêng người về bên trái, gác chân lên cao để thư giãn tĩnh mạch chân, tăng khả năng tuần hoàn máu và tăng lượng máu bơm về tim, giảm nguy cơ huyết áp thấp, phù nề và tốt cho hệ tuần hoàn của nhau thai. Đối với trường hợp bị chuột rút, mẹ bầu hãy uốn cong rồi sau đó gập mạnh bàn chân xuống phía gót chân để nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. 

  • Ngâm chân: Ngâm chân bằng nước ấm với một ít gừng và muối kết hợp với tinh dầu sẽ giúp thư giãn khá hiệu quả, máu lưu thông tốt và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Vệ sinh không gian ngủ: Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, chăn ga gối nệm và trang trí theo phong cách của mình để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp không nên quá nóng hoặc quá lạnh để ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Chế độ ngủ nghỉ hợp lý: Không nên làm việc quá sức và cần phải có chế độ ăn ngủ khoa học. Thời gian ngủ trưa hợp lý cho mẹ bầu là khoảng 30-60 phút sẽ khiến cơ thể và trí não tỉnh táo hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày để hạn chế việc khó ngủ vào ban đêm.

  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Mang thai rất khó vận động nhưng không phải mang thai là bạn để cho cơ thể trở nên lười biếng. Hãy chọn các bộ môn thể thao phù hợp và nhẹ nhàng như yoga, thiền,... để giảm căng thẳng, lưu thông khí huyết, hạn chế hiện tượng chuột rút và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Vận động cơ thể hợp lý

Vận động cơ thể hợp lý

Kết Luận

Trên đây là tất cả những thông tin mà Love Leaf cung cấp cho bạn. Tuy nhiên, những thông tin đó chỉ có tính chất tham khảo và có thể chỉ áp dụng được cho những mẹ bầu có tình trạng mất ngủ tạm thời, ngắn hạn. Nếu mẹ bầu đang gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên, có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm kẹo ngủ, kẹo hỗ trợ ngủ ngon nhưng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để có thể chắc chắn không cơ thể không bị phản ứng tác dụng phụ hay bất kỳ tác hại khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ mẹ và bé hơn nhé!

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: H28 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 187 799
Email: congtykvk@gmail.com

0 Bình luận

Tin liên quan

Thứ Năm, 04/07/2024

Set xịt thơm miệng Love Leaf - Sự lựa chọn hoàn hảo cho hơi thở thơm mát

Xịt thơm miệng Love Leaf - Sự lựa chọn hoàn hảo cho hơi thở thơm mát Xịt thơm miệng là gì? Xịt thơm miệng là một sản phẩm được sử dụng để làm sạch và làm thơm hơi thở ngay lập tức....

Thứ Tư, 12/06/2024

Một số bí mật chưa bật mí từ Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf. Bạn đã biết?

Xuất hiện trên thị trường đã lâu, Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf tiềm tàng một số điều “bí mật” mà chắc hẳn chưa tìm hiểu sâu bạn sẽ chưa biết về nó. Bên cạnh đó, cùng với một số...

Thứ Bảy, 08/06/2024

9 cách khắc phục overthinking hiệu quả mà ai cũng làm được!

Nếu đang lo lắng hay vướng bận bất kỳ điều gì khiến tâm trí luôn mệt mỏi và suy nghĩ về nó? Những dòng suy nghĩ liên tục chạy qua đầu khiến bạn không thể yên giấc. Cùng với đó...

Thứ Bảy, 08/06/2024

Ngủ sớm có tác dụng gì? Ngủ mấy giờ là sớm?

Thức khuya là một vấn đề nan giải mà hiện nay ai cũng gặp phải. Đáng e ngại hơn là lượng người này này một trẻ hóa và tăng cao. Có người không ngủ sớm được vì mất ngủ, có...

Chủ Nhật, 12/05/2024

Lật Mặt 7 - Love Leaf Theo Dòng Sự Kiện

Lật Mặt 7 - Love Leaf Theo Dòng Sự Kiện Lật Mặt 7 quy tụ dàn diễn viên đình đám Lật Mặt 7 đánh dấu sự trở lại của diễn viên Trương Minh Cường Sau một khoảng thời gian Lật Mặt 7 ra...

Nhận tin nhắn ưu đãi

Giỏ hàng

icon icon icon icon