Tác hại của thuốc ngủ là gì? Tác dụng phụ của thuốc ngủ bạn đã biết?
Tác hại của thuốc ngủ là gì? Tác dụng phụ của thuốc ngủ bạn đã biết?
Thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc điều trị mất ngủ,... là loại thuốc được sử dụng điều trị các bệnh có triệu chứng liên quan đến thần kinh, rối loạn lo âu, mất ngủ kinh niên kéo dài. Tuy nhiên, thuốc ngủ cũng là một trong những loại thuốc kê toa đặc biệt, không được tự ý sử dụng và cũng không được thực hiện mua bán khi không kê toa. Mặc dù đem lại tác dụng tức thì, “mạnh" hơn các loại thực phẩm chức năng bổ sung hay các phương pháp khác nhưng thuốc ngủ lại mang rất nhiều tác dụng phụ thậm chí còn có khả năng gây ra nhiều tác hại khôn lường nếu tự ý sử dụng và không có sự theo dõi của bác sĩ. Vậy tác dụng và tác hại của thuốc ngủ là gì? Cùng KVK Group và Love Leaf tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Tác hại của thuốc ngủ
Khi sử dụng thuốc ngủ dù kê toa hay không kê toa vẫn ít nhiều đem lại tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Vì vậy khi quyết định và đồng ý sử dụng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về loại thuốc ngủ mình được kê toa. Việc tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc không chỉ giúp sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả mà còn giúp bản thân có thể chuẩn bị tinh thần tốt hơn khi gặp phải các tác dụng phụ này.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ
Sử dụng thuốc ngủ bạn sẽ dễ dàng gặp các tác dụng phụ phổ biến như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ ngày, khô miệng, ngứa râm ran ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và cẳng chân. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc ngủ còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh như: thèm ăn nhiều hơn hoặc chán ăn, suy nhược, đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, ợ hơi, ợ nóng, đầu óc kém tỉnh táo và thường xuyên mơ những giấc mơ bất thường.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ
Kháng thuốc ngủ
Thuốc ngủ gây tác động trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu sử dụng thường xuyên và về lâu dài rất dễ gây ra hiện tượng bị kháng thuốc (lờn thuốc). Khi gặp phải tình trạng này, thuốc sẽ không còn hiệu quả như lúc ban đầu. Vì vậy, khi sử dụng thuốc ngủ cần tuân thủ sử dụng đúng và đủ liều lượng, không nên tự ý lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng mà bác sĩ kê toa để làm hạn chế tình trạng kháng thuốc của cơ thể.
Gây ra một số vấn đề về hệ tiêu hoá
Táo bón hoặc tiêu chảy
Táo bón hoặc tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ. Cơ chế của các loại thuốc ngủ này có tác dụng ảnh hưởng và kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm cho cơ thể luôn có cảm giác chướng bụng, khó tiêu dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hoá gây táo bón. Ngoài ra, đối với một số trường hợp khác, thuốc sẽ gây kích thích nhu động ruột (co bóp giúp thức ăn có thể di chuyển qua các khu vực trong hệ tiêu hoá). Một khi bị kích thích, nhu động ruột tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Thông thường, đây sẽ là những dấu hiệu xảy ra khi mới dùng thuốc và các vấn đề này xảy ra ở dạng nhẹ, sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, cần phải thực hiện theo dõi nếu tình trạng kéo dài và liên tục trong vòng 3 ngày hoặc hơn. Nếu bệnh nặng kèm với các dấu hiệu khác như sốt, phân có máu,... thì cần đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng cơ thể một cách kịp thời.
Trào ngược dạ dày
Giống như các loại thuốc kháng sinh, thuốc ngủ cũng gây ảnh hưởng đến tình trạng của dạ dày và gây nên các triệu chứng trào ngược dạ dày thậm chí có thể gây đau dạ dày. Vì vậy, những người đã, đang hoặc có các dấu hiệu đang mắc các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày,... cần thông báo ngay cho bác sĩ kê toa để được kê loại thuốc phù hợp nhất đối với cơ thể. Nếu không, thuốc sẽ góp phần gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng, làm bệnh nặng hơn hoặc làm cho triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày tái phát trở lại.
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày
Thuốc ngủ sẽ phát huy tác dụng rất mạnh và gây buồn ngủ tức thì khoảng 1 tiếng sau khi dùng thuốc. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần lên kế hoạch sắp xếp khung giờ ngủ nghỉ hợp lý để tránh tình trạng uống thuốc quá muộn hoặc thức dậy quá sớm (khoảng 6-8 tiếng). Nếu không ngủ đủ, thuốc sẽ gây tác dụng phụ, khiến cơ thể bị mê man, thèm ngủ và rơi vào tình trạng mơ màng, buồn ngủ vào ban ngày.
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày
Việc ngủ đủ còn có khả năng quyết định trực tiếp đến tinh thần và trạng thái làm việc cho ngày hôm sau. Sử dụng thuốc ngủ không đúng cách sẽ khiến cơ thể cảm thấy mỏi mệt, giảm khả năng tỉnh táo, tập trung để học tập, làm việc,... Đây còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu công việc bạn đặc thù liên quan đến vận hành máy móc, thiết bị hoặc lái xe,...
Mất trí nhớ và khả năng kiểm soát hành vi
Mất trí nhớ là một trong những tình trạng phổ biến khi sử dụng thuốc ngủ thuộc nhóm thuốc an thần Benzodiazepine bao gồm các loại thuốc như Diazepam, Triazolam, Lorazepam… Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định cho người bệnh để điều trị các triệu chứng như mất ngủ, rối loạn lo âu… Nhóm thuốc ngủ này có cơ chế hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm suy giảm hoạt động của não bộ, khiến các tế bào thần kinh bị suy yếu làm cho người bệnh kém tỉnh táo và giảm khả năng quan sát, phán đoán, tập trung. Việc này sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc dài hạn, về lâu dài, các tế bào thần kinh trung ương ngày càng bị tác động mạnh mẽ hơn gây ra các hiện tượng, hành vi mất kiểm soát ở người bệnh. Bên cạnh đó, một số thông tin nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng thuốc ngủ liều cao hoặc lạm dụng thuốc ngủ cũng gây ra tình trạng ảo giác, mộng du hoặc các triệu chứng liên quan đến hội chứng Parasomnias. Vì vậy sử dụng thuốc ngủ là một trong những loại thuốc khá nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn diện. Hãy tuân thủ theo bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ được ổn định và có thể phát huy tác dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Phụ thuộc thuốc ngủ
Có 2 nguyên do gây nên tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ đó là cơ thể bị phụ thuộc hoặc bị phụ thuộc về mặt tâm lý.
Khi cơ thể bắt đầu lệ thuộc vào thuốc, bạn sẽ khó có thể vào giấc ngủ được nếu không có thuốc. Mặt khác, liều lượng mà bạn sử dụng cần phải tăng liều cao hơn để đạt được tác dụng an thần và buồn ngủ hiệu quả như lúc ban đầu. Đây cũng được xem là một phần của dấu hiệu bị kháng thuốc vì thuốc không còn được dung nạp tốt và hiệu quả như trước nữa.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc ngủ cũng sẽ giúp bạn an tâm ngủ tốt hơn. Và nếu có một lúc nào đó không sử dụng, tâm lý bạn sẽ bắt đầu trở nên lo lắng: “Liệu có thể ngủ được không nếu không dùng thuốc?” Hay là “Nên dùng thuốc để ngủ sẽ tốt hơn nếu cứ trằn trọc như thế này?”. Đúng, giấc ngủ là thật sự rất quan trọng. Nhưng nếu phụ thuộc thuốc để ngủ thì quả thực là chẳng hay ho một chút nào. Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn chỉ có 1 nhưng việc lạm dụng thuốc để ngủ khiến bạn ảnh hưởng gấp 3 lần. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc ngủ khi thực sự cần thiết và có trong đơn kê toa của bác sĩ. Đặc biệt, phải thật tuân thủ và dừng thuốc ngay khi được khuyến cáo, yêu cầu.
Dị ứng thuốc ngủ và các tác dụng phụ khác
Như đã tìm hiểu ở trên, thuốc ngủ có rất nhiều tác dụng phụ và không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc ngủ an toàn. Dị ứng là một trong những tác dụng phụ không ngoại lệ. Cần phải báo ngay cho bác sĩ kê toa nếu bạn có bất kỳ tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào để bác sĩ có thể cân nhắc chọn loại thuốc phù hợp nhất với thể trạng của bạn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cũng cần phải theo dõi phản ứng của cơ thể thật kỹ để xử lý kịp thời. Các dấu hiệu dị ứng thuốc đầu tiên có thể xảy ra như:
-
Tầm nhìn bị hạn chế, thường xuyên bị hoa mắt
-
Đau ngực, khó thở hoặc có hiện tượng khó nuốt
-
Tim đập nhanh, mạnh gây mệt đột ngột
-
Có dấu hiệu buồn nôn
-
Nói chuyện bị hụt hơi, giọng khàn hơn
-
Ngứa, phát ban trên các vùng da của cơ thể ở diện hẹp hoặc diện rộng
-
Sưng, phù nề ở mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
-
Khô môi, khô miệng,...
Tim đập nhanh, mạnh gây mệt đột ngột
Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Vậy nên nếu tình trạng dị ứng kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cơ thể. Hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng đến tránh gây hậu quả khó khắc phục.
Nguy cơ hàng đầu gây nên các bệnh ung thư
Ngoài các tác dụng phụ thường gặp, thuốc còn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể và sức khoẻ một cách lâu dài. Không phải là nguyên nhân, nhưng chúng có thể sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, hiểm nghèo nếu sử dụng một cách không an toàn.
Theo một số khảo sát của các chuyên gia cho thấy, hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng thuốc ngủ nhưng lại rất ít người được biết việc sử dụng thuốc ngủ thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Và đặc biệt, nó sẽ gián tiếp góp phần thúc đẩy các tế bào ung thư và các khối u ác tính phát triển nhanh chóng hơn so với bình thường.
Nguy cơ hàng đầu gây nên các bệnh ung thư
Theo số liệu thống kê từ các nhà nghiên cứu Na Uy, Anh và Phần Lan thực hiện nghiên cứu trong hơn 20 năm liên tục đã chỉ ra được thuốc ngủ có nguy cơ gây ung thư đường hô hấp (ung thư vòm họng, khí quản và mũi) cao gấp 2.5 lần so với bình thường. Vì vậy mà các nhà khoa học đã có khuyến cáo rằng thuốc ngủ chỉ nên dùng ngắn hạn, dùng càng lâu dài càng rủi ro cao và thuốc có tác động xấu rất nhiều đến đường hô hấp của cơ thể. Đặc biệt với những người sử dụng thuốc ngủ từ 3 năm trở lên thì các rủi ro này thể hiện rất rõ rệt.
Kết luận
Thuốc ngủ là một trong những loại thuốc hỗ trợ điều trị giấc ngủ dành cho các bệnh nhân mắc các triệu chứng mất ngủ kinh niên, mãn tính,... Đây được xem là phương pháp điều trị “cuối cùng" để có thể cứu vãn giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, tác dụng là thế nhưng mặt khác của nó lại mang rất nhiều ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm đến cơ thể và mối nguy hiểm tiềm tàng cho sức khoẻ của bạn về sau này. Vì vậy, việc sử dụng thuốc ngủ luôn cần được cân nhắc và tuyệt đối không được tự ý mua hay sử dụng thuốc ngủ mà không có sự cho phép hoặc sự theo dõi đến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia có thẩm quyền.
Nên tuân thủ dùng thuốc ngủ đúng liều lượng
Nếu được kê toa và sử dụng thuốc ngủ để điều trị vấn đề của cơ thể, nên lưu ý tuân thủ theo các quy tắc, liều lượng một cách nghiêm túc và phải luôn lắng nghe cơ thể để có thể phát hiện các biến đổi thất thường của bản thân khi sử dụng thuốc.
Chỉ nên sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định và tìm hiểu kỹ loại thuốc mà mình đang sử dụng để có thể đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả nhất. Việc nhận thức và tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc rất quan trọng. Chính những kiến thức này sẽ giúp bạn bình tĩnh và xử lý các tình huống mà cơ thể gặp phải tốt hơn.
KVK Group và Love Leaf hy vọng rằng ở các thông tin bên trên đã góp phần giúp bạn có thể giải quyết được các thắc mắc về vấn đề của sức khoẻ một cách hiệu quả nhất. Hãy theo dõi KVK Group và Love Leaf để có thể cập nhật hơn nhiều bài viết thông tin hay hơn nữa nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: H28 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 187 799
Email: congtykvk@gmail.com