KVK Group
Thứ Năm, 20/07/2023

Nhân sâm kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm mà bạn cần biết

Nhân sâm kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm mà bạn cần biết

Nhân sâm kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm mà bạn cần biết

Như đã tìm hiểu ở bài viết trước, ta đã biết được “Nhân sâm Hàn Quốc có mấy loại? Sâm Hàn Quốc loại nào là tốt nhất?” cũng như tác dụng của các loại sâm. Mặc dù tốt là vậy, nhưng liệu bạn đã biết những điều đại kỵ khi sử dụng nhân sâm và cách sử dụng chúng một cách an toàn nhất? Ở bài viết này, KVK GroupMua Sắm TopTop sẽ cung cấp cho bạn 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng sâm để có thể biết được cách sử dụng sâm an toàn nhất nhé!

 

5 điều kiêng kỵ nhất định phải biết khi sử dụng nhân sâm


Nhân sâm được mệnh danh là vị thuốc quý đứng đầu trong tất cả các vị thuốc bổ của Đông Y với hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng trong việc bồi bổ và chữa bệnh. Tuy nhiên, nhân sâm cũng như các loại dược liệu khác, cũng có những thứ đại kỵ cần lưu ý khi sử dụng chúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vậy 5 điều đại kỵ cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm là gì? Chúng có ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ nếu phạm phải? 

Nhân sâm kỵ kim loại

Ở các loại nhân sâm như nhân sâm tươi, nhân sâm nguyên củ thì trước khi sử dụng ta cần phải chế biến chúng thành các loại thực phẩm như hầm chung với thịt, làm bánh,... Tuy nhiên, khi chế biến tuyệt đối không sử dụng dụng cụ kim loại như: xoong, nồi, chảo bằng inox, gang, thiếc,... hay bất kỳ dụng cụ nào khác được làm từ kim loại. Nhân sâm kỵ kim loại vì khi đun nóng, dù là nấu trực tiếp hay là chưng cách thuỷ thì khi ở nhiệt độ cao, kim loại có khả năng sẽ bị hoà tan một phần khi nấu. Lúc này, lượng kim loại hoà tan sẽ tiếp xúc với hợp chất của nhân sâm, gây mất tác dụng hoặc nguy hiểm hơn, sẽ biến nhân sâm thành độc dược vô cùng nguy hiểm.

 

Nên dùng các loại nồi đất, gốm, sứ để nấu và chế biến các món ăn từ nhân sâm

Nên dùng các loại nồi đất, gốm, sứ để nấu và chế biến các món ăn từ nhân sâm

Để có thể sử dụng nhân sâm và chế biến chúng an toàn, ta nên sử dụng các chế phẩm từ thuỷ tinh, gốm, sứ như nồi đất, nồi gốm, nồi sứ, nồi thuỷ tinh, nồi tráng men,... Như vậy, vừa không làm mất đi tác dụng của nhân sâm mà còn tăng hương vị và làm cho món ăn, chế phẩm chế biến từ nhân sâm được ngon hơn.

Nhân sâm kỵ hải sản

Không nên dùng nhân sâm với hải sản

Không nên dùng nhân sâm với hải sản

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, có tính nhiệt. Ngược lại, hải sản lại là thực phẩm có tính hàn, đại hạ khí. Nếu sử dụng kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, không những không mang được lợi ích gì cho sức khoẻ mà chúng còn triệt tiêu nhau. Vì vậy, khi sử dụng nhân sâm hoặc bất kỳ các chế phẩm nào từ nhân sâm như viên đan sâm, thực phẩm chế biến từ nhân sâm,... thì tuyệt đối không nên ăn hải sản. Đặc biệt, nếu sử dụng rượu ngâm nhân sâm thì không nên sử dụng đồ nhắm bằng các loại thực phẩm, chế phẩm từ hải sản như: tôm, cua, mực, cá,.... và không chế biến nhân sâm cùng với các loại hải sản để bảo toàn các dưỡng chất có trong nhân sâm.

Nhân sâm kỵ củ cải

Tuyệt đối không sử dụng nhân sâm chung với củ cải

Tuyệt đối không sử dụng nhân sâm chung với củ cải

Tương tự như hải sản, củ cải cũng là thực phẩm mang tính hàn, đại hạ khí. Bất kỳ loại củ cải nào cũng thế (củ cải trắng, củ cải đỏ,..) đều không nên sử dụng trước, sau hoặc dùng chung với nhân sâm. Trong Y học cổ truyền, đặc biệt là củ cải trắng, chúng không chỉ kỵ với nhân sâm mà hầu như kỵ với tất cả các bài thuốc bắc khác. Vì chúng có tác dụng hạ khí, tăng bài tiết, làm cản trở hấp thụ dưỡng chất của nhân sâm cũng như các vị thuốc khác. Mặc dù khi sử dụng chung sẽ không gây nên các hiện tượng ngộ độc hay gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ cho người sử dụng nhưng củ cải sẽ khiến cho toàn bộ dưỡng chất có trong nhân sâm bị triệt tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể tận dụng khả năng triệt tiêu này của củ cải để xử lý các trường hợp mắc phải các tác dụng phụ do dùng sâm quá liều lượng giúp hỗ trợ đào thải sâm ra khỏi cơ thể bằng cách đun nước củ cải và uống trực tiếp. Vậy nên, tuyệt đối không nên sử dụng củ cải chung với nhân sâm để toàn bộ dưỡng chất của sâm được bảo toàn và đem lại hiệu quả sử dụng tối ưu nhất.

Nhân sâm kỵ trà

Chỉ nên uống trà trước hoặc sau khi dùng sâm 2-3 tiếng

Chỉ nên uống trà trước hoặc sau khi dùng sâm 2-3 tiếng

Ngoài việc không nên dùng nhân sâm với củ cải, hải sản thì trà cũng là một trong những loại thức uống tuyệt đối không nên dùng chung với nhân sâm. Vì khi sử dụng trà chung với nhân sâm sẽ khiến cho hàm lượng dưỡng chất có trong sâm không còn tác dụng nữa. Vì vậy, thay vì dùng trà thì hãy dùng nước khoáng ấm để uống sau khi dùng sâm. Còn nếu thực sự muốn uống trà thì nên uống trước hoặc sau khi dùng sâm khoảng 2-3 tiếng để đảm bảo rằng các hàm lượng dưỡng chất của nhân sâm đã được hấp thụ. Khi này, dù có dùng trà cũng không lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của nhân sâm.

Dùng quá nhiều nhân sâm hằng ngày

Chỉ nên dùng nhân sâm với liều lượng phù hợp

Chỉ nên dùng nhân sâm với liều lượng phù hợp

Với dược tính vô cùng tốt cho cơ thể và sức khoẻ, nhiều người có quan niệm sai lầm khi “dùng càng nhiều càng tốt". Thực tế, nhân sâm cũng như bao loại dược liệu khác, chỉ nên bổ sung đủ với liều lượng hợp lý, tốt nhất là không thừa không thiếu. Có như vậy thì mới là cách sử dụng nhân sâm một cách khoa học và an toàn, hiệu quả nhất. Nếu sử dụng nhân sâm quá nhiều trong thời gian ngắn (cụ thể là hơn 200gr nhân sâm/ngày) thì rất dễ gặp phải hiện tượng “âm suy hoả vượng” và gây ra các biểu hiện nguy hiểm cho cơ thể như: phát ban, mẩn ngứa, sốt, xuất huyết, phù nề, tiêu chảy, tăng huyết áp,... Và nguy hiểm hơn sẽ gây ra các tình trạng tim đập nhanh, nóng bức, kích thích trung khu thần kinh, hành động không tự chủ,... và gây ngộ độc nhân sâm. Vì thế, để bảo vệ sức khoẻ một cách có khoa học, nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của cơ thể để chọn ra loại sâm bổ sung phù hợp và chỉ sử dụng đúng, đủ liều lượng theo khuyến cáo hướng dẫn để tránh mắc phải những tình trạng ngộ độc hoặc các tác dụng phụ không đáng có.

Kết luận

Nhân sâm được biết đến là một loại thực phẩm, dược phẩm hay là dược liệu giàu dinh dưỡng. Là vị thuốc đại bổ nguyên khí rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, như bao vị thuốc khác, sâm cũng có những “đại kỵ" của chúng mà ta cần lưu ý khi sử dụng. Để sâm có thể phát huy được tác dụng và bảo toàn dưỡng chất có trong nhân sâm một cách tối ưu nhất thì ta không nên dùng chung nhân sâm với củ cải, trà, hải sản và đun nấu nhân sâm bằng các thiết bị, dụng cụ được làm từ kim loại.

Bên cạnh đó, sâm mặc dù rất bổ dưỡng nhưng cần bổ sung chúng một cách khoa học để đảm bảo sức khoẻ của cơ thể. Không nên dùng quá ít nhân sâm sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng trong sâm không đủ để bổ sung cho cơ thể, điều này sẽ khiến cho việc bổ sung nhân sâm trở nên khá vô ích. Và cẩn trọng hơn hết, không nên dùng sâm quá nhiều, quá liều lượng, sẽ khiến cho cơ thể rất dễ dẫn đến tình trạng bị ngộ độc sâm, gây bốc hoả, nóng trong người rất nguy hiểm.

Trên đây là tất cả những thông tin về “Nhân sâm kỵ gì? 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm mà bạn cần biết”KVK GroupMua Sắm TopTop cung cấp cho bạn. KVK Group mong rằng thông qua nội dung bài viết này, bạn sẽ biết được cách sử dụng nhân sâm an toàn nhất và tránh phạm phải những điều đại kỵ để nhân sâm được bổ sung một cách hiệu quả nhất nhé.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: H28 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 187 799
Email: congtykvk@gmail.com

0 Bình luận

Tin liên quan

Thứ Sáu, 11/10/2024

Tại Sao Bạn Nên Chọn Kẹo Ngủ Nhà Love Leaf?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, không phải ai cũng dễ dàng có được giấc ngủ ngon và đủ. Thị trường...

Thứ Năm, 10/10/2024

Kẹo Ngủ Nhà Love Leaf Có Tốt Không? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng có được một giấc ngủ ngon và sâu. Với sự phát...

Thứ Tư, 09/10/2024

Kẹo Lá Ngủ Ngon Chill Out - Love Leaf Có Phù Hợp Cho Người Tiểu Đường?

Trong cuộc sống hiện đại, giấc ngủ ngon là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, giấc ngủ lại trở nên khó...

Thứ Ba, 08/10/2024

Khi nào nhận biết mình thật sự ngủ ngon?

Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của cơ thể con người, giúp cơ thể phục hồi và làm mới sau mỗi ngày dài làm việc. Tuy nhiên, giấc ngủ không chỉ là việc nằm xuống, nhắm...

Thứ Hai, 07/10/2024

Những Áp Lực Phải Chịu Khi Trở Thành CEO

Là người đứng đầu một công ty, không ngoa khi nói rằng vị trí CEO là một trong những công việc căng thẳng nhất hiện nay. Căng thẳng kéo dài và những lo lắng liên tục khiến nhiều CEO rơi...

Nhận tin nhắn ưu đãi

Giỏ hàng

icon icon icon icon