KVK Group
Thứ Bảy, 08/06/2024

9 cách khắc phục overthinking hiệu quả mà ai cũng làm được!

Nếu đang lo lắng hay vướng bận bất kỳ điều gì khiến tâm trí luôn mệt mỏi và suy nghĩ về nó? Những dòng suy nghĩ liên tục chạy qua đầu khiến bạn không thể yên giấc. Cùng với đó là khoảng thời gian đấu trí với suy nghĩ để giành giật giấc ngủ cho bản thân? Hãy để Love Leaf giúp bạn thoát khỏi cơn luẩn quẩn đó bằng 8 cách đơn giản nhưng rất hữu hiệu mà bạn chưa biết!

Nếu có một ngày bạn quá mệt mỏi nhưng nằm xuống lại không thể ngủ. Thế nhưng khi nằm xuống thì những suy nghĩ và lo lắng lại vây lấy bạn. Chúng như đang xâm nhập vào trong tâm trí và lặp đi lặp lại khiến bạn không tài nào yên giấc. Càng vờ lờ đi thì dòng suy nghĩ lại càng dữ dội hơn. Bạn đã như thế chưa?

Vì sao lại hay suy nghĩ vào ban đêm?

Bộ não con người giống như một cỗ máy, xử lý và phân tích thông tin, học hỏi và lưu trữ tất cả thông tin mà nó nhận được trong ngày. Nhờ bộ não, chúng ta có thể suy nghĩ và trải nghiệm những cảm xúc mà những suy nghĩ đó tạo ra. 

Vào ban ngày, chúng ta luôn bận rộn với những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như công việc, gặp gỡ, trò chuyện,... Vì thế, thời điểm duy nhất trong ngày mà bộ não của chúng ta có thể xử lý thông tin là khi chúng ta ngủ. Khi tâm trí được thoải mái vào ban đêm, não đang cố gắng xử lý và lưu trữ thông tin để chúng ta có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Suy nghĩ quá nhiều vào ban đêm là cách bộ não của chúng ta cố gắng hiểu tất cả những căng thẳng và hỗn loạn mà chúng ta đã trải qua trong ngày. Ngoài ra, căng thẳng mãn tính hoặc không thể kiểm soát được cũng có thể dẫn đến suy nghĩ quá mức vào ban đêm, chẳng hạn như chia tay, ly hôn, đau buồn, mất việc, v.v. Bất ổn tài chính hoặc thời hạn của công việc.
Mặc dù vậy, bất kể nguyên nhân gì thì suy nghĩ quá mức cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần trầm trọng. Gây tiêu cực đến cách sinh hoạt và lối sống lành mạnh của bản thân.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ vào ban đêm?

Dù như thế nào đi chăng nữa thì cơ thể của chúng ta cũng cần được yêu thương và chăm sóc. Dưới đây sẽ là 9 cách đơn giản giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng mất ngủ của bản thân mà ai cũng có thể thực hiện

Viết ra những dòng suy nghĩ

Nếu tâm trí bạn tràn ngập những suy nghĩ bất tận vào ban đêm, hãy viết ra điều gì đang làm phiền bạn. Viết nhật ký không chỉ có thể giúp chúng ta kiểm soát xu hướng suy nghĩ quá mức vào ban đêm, cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn có thể giúp chúng ta với đi suy nghĩ. Thư giãn tâm trí, ngủ ngon hơn.

 

Viết nhật ký giúp giải tỏa căng thẳng

Viết nhật ký giúp giải tỏa căng thẳng

Hãy tập viết nhật ký mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút và viết ra mọi điều bạn nghĩ đến. Vấn đề không phải là tìm ra giải pháp hay lên kế hoạch khắc phục vấn đề mà chỉ đơn giản là viết ra những điều đang khiến bạn bận tâm. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận thức được những ý tưởng bạn viết về. Nếu bạn đang viết ra những suy nghĩ tiêu cực, hãy giải phóng chúng bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp trước khi đóng cuốn sổ lại.

Thư giãn và nghỉ ngơi trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, hãy giải phóng năng lượng tiêu cực cho cơ thể bằng cách bình tâm và thư giãn. Đây được xem là thói quen lành mạnh, giúp thúc đẩy kích hoạt các sóng não alpha giải phóng khi bạn đang thư giãn. Sóng não này có vai trò rất quan trọng cho giai đoạn đầu của giấc ngủ. 
Hãy giành cho mình ít nhất 45-60 phút thư giãn cơ thể trước khi vào giấc ngủ. Tránh làm những việc kích thích não hoạt động quá mức như làm việc, học tập, lướt điện thoại,... Vì những việc này có thể khiến não không thể thư giãn được. Nếu không thể dành quá nhiều thời gian cho thư giãn. Hãy thử đọc sách, nghe nhạc hoặc ngồi thiền. Đây cũng là một trong những cách giúp cơ thể được thoải mái và thả lỏng để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

Ngồi thiền

Được biết đến như một cách đơn giản và dễ thực hiện nhất cho những người đang gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ do suy nghĩ tột độ. Ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể và não bộ. Nó không chỉ giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn mà còn giúp cho não bộ được giải tỏa áp lực. Đồng thời, bạn sẽ được nhận thức rõ hơn về bản thân, từng hơi thở,... Khiến bạn trở nên thư thái, bình tĩnh và tĩnh lặng hơn.

 

Ngồi thiền giúp dễ ngủ hơn

Ngồi thiền giúp dễ ngủ hơn

Cách thực hiện thiền vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần ngồi với tư thế xếp bằng sao cho cơ thể được thoải mái nhất. Sau đó nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và chú ý cảm nhận thật chậm từng nhịp thở của bản thân. Lúc này, những suy nghĩ của bạn có thể xuất hiện trở lại. Không sao, hãy thừa nhận chúng và để chúng ra đi từ từ trong tâm trí. Đàm bám víu và nặng lòng vào bất kỳ điều gì. Trong trường hợp tâm trí bị sáo rỗng, không định hướng, hãy đưa nó trở lại bằng cách cảm nhận nhịp thở của bản thân.

Không đặt nặng vấn đề đi ngủ

Càng muốn đi ngủ, càng ép bản thân đi ngủ, bản thân sẽ càng không thể ngủ. Nó như là một điều không thể thay đổi. Vì bạn đang vướng bận với rất nhiều suy nghĩ. Việc bạn ép bản thân phải đi ngủ thì vô tình lại thêm một áp lực khác cho cơ thể. Khiến dòng suy nghĩ không thể vơi đi mà ngày một nặng nề hơn. Hãy xem giấc ngủ là sự trải nghiệm tự nhiên. Càng thả lỏng, càng dễ nắm bắt.
Vì vậy, đây là lý do tại sao bạn cần phải thư giãn và giải phóng tất cả suy nghĩ hỗn độn của bản thân mới có thể đi vào giấc ngủ. Vì nếu càng ép đi ngủ thì bản thân sẽ càng áp lực hơn. Chẳng thể ngủ được.

Hít thở sâu

Hít thở sâu kết hợp với thiền là một trong những cách giúp cơ thể giải phóng năng lượng tiêu cực cực kỳ hiệu quả. Hít thở sâu cũng là một trong những kỹ thuật dùng để kiểm soát suy nghĩ và làm dịu tâm trí. 
Cách hít thở sâu thực hiện cũng không quá phức tạp. Hít vào bằng mũi, đếm đến 4 nhịp, sau đó nín thở và đếm tiếp đến nhịp thứ 7, thở ra bằng miệng khi đếm đến nhịp thứ 8. Đây được gọi là phương pháp hít thở sâu 4-7-8 với hiệu quả thúc đẩy giấc ngủ, giảm căng thẳng và thư giãn tâm trí. Hãy thử tập bài tập này trong 10 phút mỗi tối trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của nó.

Cố gắng thức

Nghe có vẻ kỳ lạ và ngốc nghếch nhưng thực ra lại hiệu quả đến bất ngờ. Nếu cố gắng ngủ là một nghịch lý thì cố gắng thức lại có thể kéo giấc ngủ quay về nhanh hơn. Khi cố gắng trở nên tỉnh táo, sự lo lắng và áp lực về giấc ngủ sẽ giảm bớt đi giúp bạn bình tĩnh và thoải mái hơn. Lúc này, hãy bước ra khỏi giường khi những suy nghĩ đang tàn phá tâm trí bạn. Đó là cách hữu hiệu!
Hãy giữ cho căn phòng một luồng ánh sáng nhẹ. Quay trở lại với phương pháp 1 - Viết ra những gì mình suy nghĩ hoặc nhớ lại một ngày mệt mỏi của bản thân, những suy nghĩ tiêu cực, những áp lực, những khó khăn,... để giải phóng chúng. Hoặc đơn giản hơn là thực hiện một số động tác giãn cơ, ngồi thiền,... Và quay trở lại giường khi cơn buồn ngủ ập đến.

Đánh lạc hướng bản thân

Có thể bạn đã mất ngủ rất lâu, những cách trên cũng không làm xoa dịu tâm trí, hãy thử đánh lạc hướng suy nghĩ của bản thân mình xem sao nhé!
Tập trung vào những thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Những ký ức tươi đẹp, những trải nghiệm thú vị, những bộ phim ảnh, những câu chuyện mà bạn thích hoặc làm cho bạn vui hơn. Như thể, tự động những suy nghĩ hỗn loạn của bạn vô thức bị gác lại và không còn nhớ đến nữa. Bạn đã vô tình giải phóng chúng mà không hề hay biết. Vào thời điểm đó, hãy đi ngủ nhé! Vì bạn đã thành công rồi!

Không bấm điện thoại

Không biết phải nói thế nào đối với thiết bị điện tử mang lại nhiều lợi ích và cũng đồng thời mang đến nhiều nỗi lo ngại cho sức khỏe và cuộc sống. Đừng lúc nào cũng chú trọng đến điện thoại. Đặc biệt, không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Màn hình điện thoại, laptop, máy tính, thậm chí là màn hình tivi đều phát ra những luồng ánh sáng xanh khiến bạn khó ngủ và kích thích nhãn cầu, não bộ của bạn nhiều hơn. Đây là ánh sáng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản sinh melanin của cơ thể, khiến bạn trở nên tỉnh táo. Và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến nhịp tim sinh học, làm rối loạn nhịp tim.

 

Bấm điện thoại khiến cơ thể càng khó ngủ hơn

Bấm điện thoại khiến cơ thể càng khó ngủ hơn

Không những thế, việc sử dụng điện thoại cũng mang đến cho não bộ sự căng thẳng và lo âu nhiều hơn. Không chỉ làm cho cơ thể không thể ngủ mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tinh thần. Bạn có biết tỷ lệ mất ngủ và trầm cảm dần trẻ hóa nhờ vào các loại thiết bị này không?

Sử dụng kẹo ngủ trước khi ngủ

Nếu làm mọi cách cũng không khiến bạn ổn hơn. Hãy thử sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ của bạn. Đừng vội suy nghĩ đến thuốc. Đừng vội suy nghĩ đến melatonin. Hãy chọn một loại thực phẩm có xuất xứ từ thiên nhiên, an toàn lành tính với cơ thể chẳng hạn như trà tâm sen, trà hoa cúc, trà lạc tiên,... Để Love Leaf mách bạn một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả mà nhanh chóng nhé!


Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf là một trong những loại kẹo ngủ KHÔNG CHỨA MELATONIN và có chiết xuất an toàn từ thảo dược 100%. Sử dụng kẹo cũng rất đơn giản. Đây là loại kẹo dạng kẹo dẻo, mềm ngọt, dễ nhai. Chỉ cần sử dụng 1-2 viên trước khi đi ngủ khoảng 30-60 phút. Cùng với đó là thư giãn và kết hợp những phương pháp trên. Bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng đến bất ngờ. Quan trọng hơn, kẹo lá ngủ ngon Love Leaf không gây phụ thuộc. Bạn có thể sử dụng kẹo đến khi nào cơ thể có thể ngủ tự nhiên. Không phải lúc nào cũng sử dụng kẹo mới có thể ngủ được.

Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf giúp ngủ dễ dàng hơn mà không tác dụng phụ!

Kẹo lá ngủ ngon Love Leaf giúp ngủ dễ dàng hơn mà không tác dụng phụ!

Trên đây là 9 phương pháp giúp hỗ trợ ngủ ngon mà Love Leaf mách đến bạn. Hãy chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện giấc ngủ và kéo bản thân ra khỏi mớ suy nghĩ hỗn độn không lối thoát nhé! Chúc bạn tìm lại được giấc ngủ ngon cho bản thân.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: H28 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 187 799
Email: congtykvk@gmail.com

0 Bình luận

Tin liên quan

Thứ Năm, 21/11/2024

Tại Sao Bạn Gặp Ác Mộng? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hiệu Quả

Ác mộng không chỉ là những giấc mơ đáng sợ khiến bạn thức giấc giữa đêm, mà còn là dấu hiệu phản ánh sức khỏe tinh thần, thể chất hoặc lối sống. Gặp ác mộng thường xuyên không chỉ làm...

Thứ Năm, 21/11/2024

Không Gian Quan Trọng Như Thế Nào Đến Giấc Ngủ?

Không Gian Quan Trọng Như Thế Nào Đến Giấc Ngủ? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng bạn có biết rằng không gian ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ?...

Thứ Hai, 18/11/2024

Giảm căng thẳng hiệu quả

Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt, căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trong...

Thứ Sáu, 15/11/2024

So Sánh Kẹo Ngủ Có Melatonin và Không Chứa Melatonin: Sự Lựa Chọn Nào Tốt Hơn Cho Giấc Ngủ Của Bạn?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và trạng thái tinh thần ổn định. Ngày nay, nhiều người đang tìm đến kẹo ngủ như một cách hỗ trợ giấc ngủ dễ dàng...

Thứ Năm, 14/11/2024

Giấc mơ khi ngủ là gì?

Giấc mơ khi ngủ là hiện tượng xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement), khi não hoạt động mạnh và tạo ra những hình ảnh, âm thanh và cảm xúc. Giấc mơ có thể là một...

Nhận tin nhắn ưu đãi

Giỏ hàng

icon icon icon icon